Giáo án môn Tiếng Việt lớp 4, dựa trên bộ sách "Chân trời sáng tạo", được soạn theo mẫu giáo án 2345, là kế hoạch bài dạy (KHBD) chi tiết và cẩn thận. Font chữ Time New Roman được sử dụng để tạo sự chuyên nghiệp và dễ đọc. Thao tác tải về giáo án rất đơn giản, giúp giáo viên nhanh chóng tiếp cận tài liệu.
Giáo án này đã được nhóm giáo viên trên kênh giáo viên biên soạn, đảm bảo chất lượng và đáp ứng các yêu cầu giảng dạy hiện đại. Nó bao gồm các phần như mục tiêu bài học, chuẩn bị tài liệu, phương pháp giảng dạy, hoạt động bổ sung, và kiểm tra đánh giá.
Mời thầy cô tham khảo giáo án này để nắm vững cách dạy Tiếng Việt lớp 4 một cách hiệu quả và sáng tạo. Việc thực hiện kế hoạch bài dạy này sẽ giúp học sinh phát triển khả năng giải quyết vấn đề, tư duy logic, và hứng thú hơn với việc học tập Tiếng Việt.
Nếu thầy cô quan tâm, xin vui lòng thực hiện thao tác tải về giáo án từ thoidaiungdung để có cái nhìn toàn diện và chi tiết hơn về nội dung và cách thức triển khai bài giảng. Hy vọng rằng giáo án này sẽ hỗ trợ thầy cô trong việc dạy học môn Tiếng Việt lớp 4 một cách hiệu quả và sáng tạo.
LINK DOWLOAD
Giáo án tuần 1 Giáo án tuần 18
Giáo án tuần 2 Giáo án tuần 19
Giáo án tuần 3 Giáo án tuần 20
Giáo án tuần 4 Giáo án tuần 21
Giáo án tuần 5 Giáo án tuần 22
Giáo án tuần 6 Giáo án tuần 23
Giáo án tuần 7 Giáo án tuần 24
Giáo án tuần 8 Giáo án tuần 25
Giáo án tuần 9 Giáo án tuần 26
Giáo án tuần 10 Giáo án tuần 27
Giáo án tuần 11 Giáo án tuần 28
Giáo án tuần 12 Giáo án tuần 29
Giáo án tuần 13 Giáo án tuần 30
Giáo án tuần 14 Giáo án tuần 31
Giáo án tuần 15 Giáo án tuần 32
Giáo án tuần 16 Giáo án tuần 33
Giáo án tuần 17 Giáo án tuần 34
Bản DEMO.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP
4
CÔ BÉ ẤY ĐÃ LỚN (Tiết 1 – 2 )
Đọc: Cô bé ấy đã lớn
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
-
Kể được về một kỉ niệm vui với bạn bè;
nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động
khởi động và tranh minh hoạ.
-
Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng
dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn
chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Kỉ
niệm của Phương và những người bạn hàng xóm với cây sấu trong vườn nhà thật đẹp.
Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Những lời nói, việc làm của Phương cho thấy em
đã lớn, đã biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân.
2. Năng lực
chung.
-
Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả
lời câu hỏi, làm bài tập.
-
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
tham gia trò chơi, vận dụng.
-
Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt
động nhóm.
3. Phẩm chất.
-
Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ
lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
-
Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ,
trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
-
Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự,
biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY
HỌC
1. Đồ dùng:
| Giáo viên:
-
SHS, VBT, SGV.
-
Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh
ảnh SHS phóng to.
-
HS mang theo ảnh chụp với bạn gắn với
kỉ niệm mà em muốn kể, ảnh chụp chân dung hoặc một số hoạt động cho
thấy em đã lớn.
-
Tranh ảnh cây sấu, quả sấu xanh, chín,
một số món ăn làm từ sấu (nếu có).
-
Bảng phụ ghi đoạn 3.
| Học sinh:
-
SHS, bảng phụ,…
2. Phương pháp, kĩ thuật:
-
Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
-
Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động
não, chia sẻ nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
A. KHỞI ĐỘNG:
« Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
« Cách thực hiện:
-
GV tổ chức HS hoạt động
nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, kể với bạn về một kỉ niệm vui của em với bạn bè (có thể
kết hợp sử dụng ảnh các bạn đã chuẩn bị từ trước) → Xem tranh, liên hệ nội dung
khởi động với nội dung tranh → Đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc.
-
GV giới thiệu bài mới, HS quan sát GV ghi
tên bài đọc mới “Cô bé ấy đã lớn”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
A.
KHỞI ĐỘNG: a. Mục tiêu: Tạo
cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương
pháp, hình thức tổ chức: nhóm, cá nhân. |
|
-
GV tổ chức HS hoạt động
nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, kể với bạn về một kỉ niệm vui của em với bạn bè (có
thể kết hợp sử dụng ảnh các bạn đã chuẩn bị từ trước) → Xem tranh, liên hệ
nội dung khởi động với nội dung tranh → Đọc tên và phán đoán nội dung bài
đọc. -
GV giới thiệu bài mới, HS quan sát GV
ghi tên bài đọc mới “Cô bé ấy đã lớn”. |
- HS hoạt động
nhóm theo sự tổ chức của GV.
- HS nghe, quan
sát GV ghi tên bài đọc mới. |
B.
KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP PHẦN
1: ĐỌC |
|
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng. « Mục tiêu: Đọc trôi
chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được
lời nhân vật và lời người dẫn chuyện. « Cách thực hiện: -
GV đọc mẫu (Gợi ý: đọc phân biệt giọng nhân vật:
giọng người dẫn chuyện thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc
điểm của cây sấu, tả cơn bão, hoạt động, trạng thái và cảm xúc của các nhân
vật; giọng các bạn hồn nhiên, giọng Mai tự tin pha chút ích kỉ, giọng Hoa hớn
hở, giọng Cường thể hiện thái độ bông đùa, giọng Phương đoạn đầu tỏ ý bực
bội, đoạn sau vui tươi, hớn hở, ...). -
GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó (hăm hở,
rụt rè, rộ, rậm, sửng sốt, ríu rít) hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc
một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: -
GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong
nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý. + Đoạn 1: Từ đầu đến “tha hồ hái”. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “mấy chùm quả nhỏ xíu”. + Đoạn 3: Còn lại. |
- HS nghe.
- HS luyện đọc
- HS luyện
đọc trong nhóm. - Vài nhóm
đọc, nhóm khác nhận xét. |
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu. « Mục tiêu: HS trả lời được
các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Kỉ niệm của Phương
và những người bạn hàng xóm với cây sấu trong vườn nhà thật đẹp. Từ đó,
rút ra được ý nghĩa: Những lời nói, việc làm của Phương cho thấy em đã
lớn, đã biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân. « Cách thực hiện: -
GV hướng dẫn HS giải thích nghĩa của một số từ khó
(ngoài từ ngữ đã được giải thích ở SHS), VD: sấu (là loại cây gỗ, sống lâu năm, có thể cao
tới 30 mét, lá xanh dày, hoa nhỏ, màu trắng xanh, mọc thành chùm, quả hình
cầu hơi dẹt, khi chín màu vàng sẫm; cây ra hoa vào mùa xuân – hè và có quả
vào mùa hè – thu; quả tươi dùng để nấu canh hay làm mứt sấu, ô mai, sấu
dầm,...), sấu dầm (món 1 làm từ quả sấu với đường, gừng hoặc mắm/ muối, tỏi,
ớt,...), ô mai sấu (món ăn làm từ quả sấu non hoặc già với muối, đường,
gừng,...), ăn dè (ăn tiết kiệm, ít ít từng chút một vì không có nhiều),... -
GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo
nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi trong SHS. • Câu 1:
Các bạn cùng ao ước điều gì khi trông
thấy cây sấu? Vì sao?
• Câu 2:
Những chi tiết nào cho thấy cuộc trò chuyện của các bạn nhỏ rất thú vị?
• Câu 3:
Tìm từ ngữ cho thấy sự thay đổi của cây sấu sau hai năm.
• Câu 4:
Phương làm gì khi thấy mấy chùm sấu đã
chín?
• Câu 5:
Theo em, vì sao bài đọc có tên là “Cô
bé ấy đã lớn”?
-
GV hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn · Sau khi HS
trả lời câu hỏi 1, 2 → rút ra ý đoạn 1: Dự định của Phương và các bạn khi
cây sấu cho quả. · Sau khi HS
trả lời câu hỏi 3 → rút ra ý đoạn 2: Sự thay đổi của cây sấu sau hai năm. · Sau khi HS
trả lời câu hỏi 4 → rút ra ý đoạn 3: Những việc làm của Phương khi thấy
mấy chùm sấu còn sót lại đã chín. ·
Sau khi HS trả lời câu hỏi 5 → rút ra nội dung, ý nghĩa
bài đọc. -
GV yêu cầu HS dựa vào những ý vừa rút ra để nêu nội
dung bài. - GV chốt nội
dung bài: Kỉ niệm của
Phương và những người bạn hàng xóm với cây sấu trong vườn nhà thật đẹp. Từ đó, rút
ra được ý nghĩa: Những lời nói, việc làm của Phương cho thấy em đã lớn, đã
biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân. |
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả
lời từng câu hỏi trong SHS. · Câu 1: Khi trông
thấy cây sấu, các bạn cùng ao ước nó lớn thật mau, cho thật nhiều quả để mỗi
bạn làm một món ăn từ quả sấu. · Câu 2: Những chi
tiết cho thấy cuộc trò chuyện của các bạn nhỏ rất thú vị: mỗi bạn có một điều
ước, điều ước nào cũng thú vị; khi mỗi bạn nói ra điều ước, các bạn khác có
bình luận, bông đùa, thể hiện những lời nói, hành động, trạng thái cảm xúc
khác nhau. · Câu 3: Từ ngữ cho
thấy sự thay đổi của cây sấu sau hai năm: cao lớn, tán xoè rộng, che mát một
góc vườn, những con mắt lá biếc xanh, những nụ hoa rụt rè xuất hiện. · Câu 4: Khi thấy mấy
chùm sấu đã chín, Phương rủ các bạn sang hái và cùng ăn. Phương biết nhờ bố
hái giúp. Bạn còn biết để phần mẹ và bé Lan. · Câu 5: Chọn đáp án:
Vì bài đọc cho biết Phương đã thay đổi trong suy nghĩ. GV yêu cầu HS nêu lí
do chọn đáp án và khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng, các
em có thể giải thích tên bài được đặt dựa vào sự thay đổi của nhân vật
Phương: hai năm trước còn ích kỉ, muốn giữ những quả sấu riêng cho mình, hai
năm sau đã biết chủ động mời các bạn đến nhà thưởng thức những chùm quả đầu
tiên, lại biết phần mẹ và em đang đi vắng. Lớn ở đây vừa là sự thay đổi về
thể chất vừa là sự thay đổi về nhận thức, biết yêu quý, trân trọng bạn bè và
người thân. - HS rút ý từng đoạn theo cách hiểu của mình.
- Vài em nêu nội dung bài, em khác nhận xét. - Cả lớp lắng nghe.
|
Hoạt động 3: Luyện đọc lại. « Mục tiêu: Học sinh biết đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng, nhấn giọng đúng. « Cách thực hiện: - GV gọi HS
nhắc lại cách hiểu về nội dung, ý nghĩa bài đọc để làm cơ sở xác định được
giọng đọc của nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - GV đọc mẫu (Gợi ý: giọng vui, tốc độ nhanh hơn so với
đoạn trên, hai câu cuối đọc thong thủ; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt
động, trạng thái của người, vật) -
GV lưu ý HS luyện đọc câu nói của Phương: giọng cao,
hơi gấp gáp thể hiện niềm vui. -
GV tổ chức cho HS luyện đọc luyện đọc trong nhóm, trước
lớp đoạn 3.
-
GV gọi vài HS khá, giỏi đọc cả bài. |
- HS nhắc lại
cách hiểu về nội dung, ý nghĩa bài đọc.
- HS nghe và xác
định giọng đọc.
-
HS luyện đọc trong nhóm. -
Vài HS đọc trước lớp, bạn khác nhận xét. -
Vài HS khá, giỏi đọc cả bài. |
Hoạt động nối tiếp: -
GV đánh giá, nhận xét tiết học. -
Dặn dò tiết sau. |
- Cả lớp lắng nghe |
IV.
ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
GIÁO ÁN CÁC MÔN
GIÁO ÁN CÁC MÔN
Hoạt động trải nghiệm
Đạo đức word
Khoa học word
Mĩ thuật word
Tiếng anh word
GDTC word